Hướng dẫn nhập khẩu chất màu nhuộm bông bóng cao su
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 11 và 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống VNACCS).
Tuỳ theo thực tế tên gọi, thành phần, cấu tạo của mặt hàng Phẩm màu Công ty nhập khẩu thì Công ty mới có thể biết được chính xác chính sách XNK và chính sách thuế như thế nào.
Đề nghị Công ty nghiên cứu thực tế hàng hoá mình dự định NK để có thể biết được chính sách thuế và chính sách XNK đối với mặt hàng cần NK.
- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:
+ Chất màu nhuộm bông bóng cao su như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS thuộc nhóm từ 3204 đến 3207;
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/09/2011 của Chính phủ quy định Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện quy định Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng: “1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.”
Tuy nhiên, Căn cứ điểm 1 công văn số 6772/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2013 của của Tổng cục Hải quan quy định: “Khi làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp;
- Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương (Tổng cục năng lượng) đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang chờ cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc hàng hóa mẫu nhập khẩu để phục vụ thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
Sau khi hàng hóa nhập khẩu được thông quan hoặc giải phóng hàng, doanh nghiệp chịu trách nhiệm làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/04/2012 của Bộ Công Thương.”
Như vậy, theo các văn bản trên thì trong bộ hồ sơ hải quan khi nhập khẩu công ty không phải xuất trình Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Văn bản xác nhận/Phiếu tiếp nhận hồ sơ dán nhãn năng lượng hàng hóa nhập khẩu của Tổng cục năng lượng. Công ty chịu trách nhiệm làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị nhập khẩu và chỉ được đưa ra thị trường sau khi đã được dán nhãn năng lượng.
Thư Viện Pháp Luật