Hướng dẫn hỗ trợ chi phí làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hướng dẫn hỗ trợ chi phí làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Lào Cai. Trong quá trình công tác, tôi gặp một vài vướng mắc mong được giải đáp. Tôi được biết hiện nay nhà nước ta có nhiều chính sách để thực hiện trợ giúp cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Một vài bài viết, chương trình có đề cập đến các hoạt động trợ giúp xã hội đột xuất. Tôi thắc mắc không biết hỗ trợ đột xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo làm nhà ở được thực hiện ra sao về đối tượng, mức hưởng, thủ tục,...? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Tấn Linh (Linh***@gmail.com)

Ngày 21/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội.

Theo đó, việc hỗ trợ đột xuất chi phí làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Cụ thể được thể hiện bằng bảng sau:

Tiêu chí Nội dung 
Đối tượng hưởng

 Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở.

Mức hưởng

Tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

Thủ tục hưởng

- Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình cần hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người thiếu đói, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

i) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

k) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.


Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc hỗ trợ đột xuất chi phí làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào