Điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù được quy định như thê nào?

Điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Quang Minh, hiện tôi đang làm việc tại Khu công nghiệp Sóng Thần. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Việc điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù được quy định tại Điều 21 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động, cụ thể như sau:

Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì việc Điều tra tai nạn thực hiện như sau:

- Điều tra tai nạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Đối với các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm từ hai người lao động bị thương nặng trở lên mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động, thì các cơ quan Điều tra theo thẩm quyền như sau:

+ Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ;

+ Bộ Giao thông vận tải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;

+ Bộ Công Thương thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, trừ trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý;

+ Đoàn Điều tra tai nạn lao động quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động, hoặc Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Điều tra; quy trình, thủ tục Điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

- Đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm một người lao động bị thương nặng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động tiến hành Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Nghị định này.

- Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX và Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào