Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thủy sản cua sống

Công ty có một lô hàng cua sống xuất khẩu đi Singapore bằng đường hàng không. Công ty có một số vướng mắc như sau: 1. Đối với mặt hàng Cua sống để lấy Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản xuất khẩu thì có cần phải làm kiểm dịch CITES và theo các yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch nước nhập khẩu hay không? 2. Thời gian xin giấy kiểm dịch mất bao lâu? Trong trường hợp cần gấp, doanh nghiệp có thể xin nợ giấy kiểm dịch (xin tạm cấp giấy kiểm dịch tạm thời) để xuất khẩu sớm được không? Sau khi có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bổ sung sau? 3. Về thủ tục Hải quan xuất khẩu, ngoài Hợp đồng ngoại thương, Invoice, Packing list, Giấy kiểm dịch động vật, Doanh nghiệp còn cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì khác nữa không?

Vướng mắc 1:

Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng cua biển, tên khoa học: Scylla serrata, điều kiện 200g/con trở lên thuộc Danh mục những loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

“2. Xuất khẩu không phải xin phép:

a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam”.

Vướng mắc 2:

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

“1. Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tthì một số loài cua nước ngọt và cua biển thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Đối chiếu quy định trên, mặt hàng cua phải được kiểm dịch trước khi thông quan.

Về thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, đề nghị công ty liên hệ với cơ quan quản lý để được xem xét, giải quyết.

Vướng mắc 3:

Thủ tục, hồ sơ hải quan xuất khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 và 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào