Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị đo an toàn thực phẩm
1. Về mã HS nhập khẩu của sản phẩm:
- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
- Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Theo đó:
Mặt hàng thiết bị đo an toàn thực phẩm nitrat rau quả có thể được áp vào nhóm 9027 hoặc 9031 tuỳ theo chức năng, công dụng cụ thể mà có mã HS phù hợp.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan.
Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
2. Về chính sách mặt hàng:
- Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BTY ngày 18/03/2014 của Bộ Y tế quy định bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm.
- Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về đo lượng đối với phương tiện đo nhóm 2.
Mặt hàng thiết bị đo an toàn thực phẩm nitrat rau quả thuộc diện phải qua khảo nghiệm và đăng ký để cho phép lưu hành tại Việt Nam của Bộ Y tế theo Thông tư số 11/2014/TT-BTY. Đồng thời, còn phải phải áp dụng các biện pháp kiểm soát về đo lường của Bộ Khoa học Công Nghệ.
Thư Viện Pháp Luật