Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu lưu huỳnh
- Do các mặt hàng hoá chất phải căn cứ vào thực tế hàng hoá, công thức, tên gọi hoá học và công dụng mới xác định chính xác được. Do đó, mặt hàng "Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo" đề nghị công ty xác định chính xác tên, thành phần, mã HS để xác định có thuộc Danh mục các loại hóa chất cấm; hạn chế sản xuất, kinh doanh hay sản xuất, kinh doanh có điều kiện theo các Phụ lục đính kèm Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 và Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất để thực hiện.
Ngoài ra, công ty lưu ý xác định hàng hoá còn có thuộc Danh mục Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học để thực hiện.
- Mặt hàng như công ty nêu nếu không phải là hoá chất cấm xuất khẩu và không thuộc Danh mục Tiền chất sử dụng trong công nghiệp; Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo PHỤ LỤC II -DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì khi xuất khẩu sẽ không phải xin phép cơ quan quản lý chuyên ngành
- Về thủ tục hải quan hàng xuất khẩu thực hiện theo tại Mục 2 Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thư Viện Pháp Luật