Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tôn, thép hợp kim inox dạng cuộn
1. Về mã HS:
- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Theo đó:
Mặt hàng thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở có thể được xem xét áp vào nhóm 7219. Đề nghị công ty đối chiếu mặt hàng của mình được gia công quá mức cán nóng hay chưa để áp chính xác mã HS phù hợp.
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
2. Về chính sách mặt hàng:
-Căn cứ Phụ lục II - Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, mặt hàng thép thuộc nhóm 7219 (cụ thể 7219.32, 7219.33, 7219.34, 7219.35, 7219.90…) thuộc Danh mục các sản phẩm thép phải kiểm tra tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty căn cứ vào tình hình thực tế hàng hóa của mình để làm thủ tục kiểm tra chất lượng đúng quy định.
Thư Viện Pháp Luật