Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu rau câu khô

Chúng tôi đang có kế hoạch nhập khẩu mặt hàng rau câu dạng khô. Xin tư vấn cho chúng tôi mã HS Code và các giấy phép nhập khẩu?

1/ Chính sách nhập khẩu:

- Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:

“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”

- Căn cứ theo phụ lục 2 danh mục các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương) TT13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 quy định: Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm, Tinh bột: mì, ngô, khoai tây, sắn và bột khác thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Do đó, đối với trường hợp Công ty nhập khẩu mặt hàng "Rau câu dạng khô" thì thuộc đối tượng phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu theo Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014.

- Thủ tục, hồ sơ hải quan nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 và 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính

2/ Mã HS:

-Công ty có thể tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật sau để làm căn cứ xác định mã HS phù hợp:

+ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.

+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.

Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Nghị Định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2016. Theo đó:

Mặt hàng " Rau câu dạng khô" có thể tham khảo phân loại mã hàng theo chương 1302 và đề nghị công ty căn cứ thực tế hàng hoá và công dụng để áp mã đúng theo Biểu thuế ưu đãi hiện hành

Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào