Trách nhiệm và công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương với đơn vị của ngành kiểm sát

Trách nhiệm và công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương với đơn vị của ngành kiểm sát được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Bảo Anh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tạp giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là trách nhiệm và công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương với đơn vị của ngành kiểm sát được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm và công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương với đơn vị của ngành kiểm sát được quy định tại Điều 11 Quyết định 559/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế thu thập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ động thu thập, tiếp nhận nguồn tin về tội phạm. Sau khi phân loại, nếu xác định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thì chuyển ngay nguồn tin đó kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có) đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nguồn tin về tội phạm kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có) được thực hiện như sau:

+ Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chuyển ngay đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo ngay Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, phân loại và chuyển ngay đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Trường hợp vì lý do cấp thiết của vụ việc thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đồng thời báo cáo ngay đến Cơ quan điều tra Việt kiểm sát quân sự trung ương để kịp thời giải quyết.

- Khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có yêu cầu phối hợp để kiểm tra nguồn tin về tội phạm hoặc phối hợp giải quyết nguồn tin về tội phạm thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong phạm vi liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của đơn vị mình có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương để kiểm tra nguồn tin về tội phạm hoặc giải quyết nguồn tin về tội phạm đó theo quy định của pháp luật.

Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện các hoạt động phối hợp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Quy chế này và các quy định khác của ngành Kiểm sát để thu thập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết có hiệu quả nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

- Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp hoặc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đơn vị mình, đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nếu phát hiện thấy tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nhưng do Cơ quan điều tra khác, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thụ lý, chưa khởi tố vụ án hình sự thì Thủ trưởng, Viện trưởng các đơn vị trên có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra khác, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đó chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết; đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương biết. Trong trường hợp Cơ quan điều tra khác, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố vụ án hình sự về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách khối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương để thụ lý, điều tra.

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho các đơn vị đã chuyển nguồn tin về tội phạm theo quy định.

Trường hợp thu thập được chứng cứ, tài liệu là căn cứ để xem xét kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chuyển ngay chứng cứ, tài liệu đó đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm và công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương với đơn vị của ngành kiểm sát. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm dọc và tham khảo thêm tại Quyết định số 559/QĐ-VKSTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào