Hành vi vi phạm quy định về không chấp hành quyết định kiểm tra thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm quy định về không chấp hành quyết định kiểm tra thuế sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồ Anh Tiến, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là hành vi vi phạm quy định về không chấp hành quyết định kiểm tra thuế sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về không chấp hành quyết định kiểm tra thuế sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

+ Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

+ Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế.

+ Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế.

+ Không ký vào biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra.

+ Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung câu trả lời về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về không chấp hành quyết định kiểm tra thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào