Phối hợp thực hiện việc thống kê, báo cáo trong vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế được quy định như thế nào?
Phối hợp thực hiện việc thống kê, báo cáo trong vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP về quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành (có hiệu lực 01/02/2018), cụ thể như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thực hiện thống kê, báo cáo việc thực hiện giám định tư pháp theo định kỳ (06 tháng và hằng năm) theo quy định của Luật Giám định tư pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Nội dung báo cáo phải nêu rõ về kết quả, số liệu thống kê về quyết định trưng cầu giám định tư pháp; khó khăn, vướng mắc về việc ra kết luận giám định, sử dụng kết luận giám định; việc tham gia tố tụng của người giám định; chi phí, chế độ bồi dưỡng giám định; về trao đổi thông tin trong quá trình giám định, thông báo tiến độ giám định; việc từ chối giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được trưng cầu và các nội dung cần thiết khác trong giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
- Báo cáo, thống kê về giám định tư pháp của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ở cấp Trung ương gửi đến Bộ Tư pháp; báo cáo, thống kê về giám định tư pháp của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cấp tỉnh gửi đến Sở Tư pháp.
Trên đây là nội dung câu trả lời về phối hợp thực hiện việc thống kê, báo cáo trong vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật