Sơn tín hiệu tim đường lăn
Sơn tín hiệu tim đường lăn được quy định tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2014/BGTVT về Sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay như sau:
a. Mục đích: Sơn tín hiệu tim đường lăn để xác định tim đường lăn giúp cho phi công điều khiển tàu bay lăn từ đường CHC vào vị trí đỗ tàu bay và ngược lại theo một đường đã được định sẵn.
b. Vị trí:
- Trên đoạn thẳng của đường lăn, sơn tín hiệu tim đường lăn được sơn dọc theo đường tim của đường lăn được định sẵn.
- Tại đoạn vòng của đường lăn sơn tín hiệu tim đường lăn được sơn tiếp tục từ đoạn thẳng và giữ khoảng cách không đổi đến mép ngoài đoạn vòng của đường lăn. Đoạn vòng của đường lăn phải được thiết kế sao cho khi vị trí buồng lái của máy bay nằm trên đường tim đường lăn thì khoảng cách từ bánh ngoài của cảng chính tới mép đường lăn không nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 5.
Bảng 5 - Khoảng cách giữa bánh ngoài càng chính của máy bay và mép đường lăn
Mã chữ |
Khoảng cách |
A |
1,5 m |
B |
2,25 m |
C |
3 m nếu đường lăn dự kiến sử dụng cho máy bay có khoảng cách càng nhỏ hơn 18 m. 4,5 m nếu đường lăn dự kiến sử dụng cho máy bay có khoảng cách càng bằng hoặc lớn hơn 18 m. |
D |
4,5 m |
E |
4,5 m |
F |
4,5 m |
- Tại nút giao đường lăn với đường CHC, khi đường lăn được dùng làm lối ra từ đường CHC thì sơn tín hiệu tim đường lăn tiếp tục đi vào đường CHC và kéo dài song song với sơn tín hiệu đường tim đường CHC với một khoảng cách tối thiểu là 60 m vượt ra ngoài điểm tiếp tuyến khi mã số là 3 hoặc 4 và 30 m khi mã số là 1 hoặc 2; khoảng cách từ cạnh tim đường lăn kéo dài tới cạnh tim đường CMC là 0,9 m, được thể hiện trên Hình 12.
- Tại nút giao đường lăn với đường lăn: Nơi bụng của đường lăn không đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế sân bay và chuyển hướng quá gấp, sơn tín hiệu đường tim tiếp tục thẳng qua nút giao nhau như thể hiện trên Hình 13(A); nơi bụng của đường lăn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để khai thác tàu bay, sơn tín hiệu đường tim theo đường cong đường lăn, được thể hiện trên Hình 13(B).
c. Màu sắc: Sơn tín hiệu đường tim đường lăn có màu vàng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
d. Đặc tính: Sơn tín hiệu đường tim đường lăn có chiều rộng tối thiểu là 0,15 m, được sơn liên tục suốt chiều dài của đường lăn trừ trường hợp giao với sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC (đường lăn nối với đường CHC); giao với sơn tín hiệu vị trí dừng chờ trung gian (giao với đường lăn); giao với sơn tín hiệu vị trí dừng chờ ILS, MLS hoặc POFZ, như thể hiện trên Hình 12. Hình dạng và kích thước được thể hiện trên Hình 9.
Hình 12 - Sơn tín hiệu đường lăn
Hình 13 - Sơn tín hiệu đường tim đường lăn
Trong đó:
- CHC: cất hạ cánh.
Trên đây là nội dung quy định về sơn tín hiệu tim đường lăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại QCVN 79:2014/BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật