Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy lạnh chính xác (MLCX) và thiết bị làm mát chiller dùng cho MLCX
1. Về việc nhập khẩu máy lạnh:
Căn cứ Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mặt hàng “Điều hòa không khí (có giới hạn dòng điện trên mỗi pha không quá 25A)” có mã HS 8415.10.10 thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quảnlý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đề nghị công ty căn cứ vào Danh mục nêu trên để xác định hàng hóa dự kiến nhập khẩu có phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan.
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 (đã sửa đổi tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017) của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
“Điều 12 Nguyên tắc công bố hợp quy:
3. Hoạt động công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”.
Đề nghị công ty căn cứ vào nguyên tắc trên để thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm dự kiến nhập khẩu.
2. Về việc tạm xuất tái nhập thiết bị đi sửa chữa:
Căn cứ khoản 1 điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định:
“Điều 13. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất, tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, khi tạm xuất, tái nhập phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.
Tham khảo các hướng dẫn tại các công văn số 3892/TCHQ-GSQL ngày 14/04/2014 của Tổng cục Hải quan, Công văn số 599/BTTTT-CNTT ngày 27/02/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Tham khảo Công văn số 2376/BCT-XNK ngày 26/03/2014 của Bộ Công thương thì:
“1.... trường hợp sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng mà thương nhân tạm xuất tái nhập để bảo hành thuộc các đối tượng nêu trên thì khi làm thủ tục tạm xuất tái nhập thương nhân phải xin giấy phép tạm xuất, tái nhập của Bộ Công thương. Thương nhân không phải có ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với việc tạm xuất, tái nhập sản phẩm”
2. ...Theo đó, hàng hoá là sản phẩm CNTT đã qua sử dụng nếu thuộc Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu nêu trên chỉ được tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa nếu còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu và làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại cơ quan hải quan không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập của Bộ Công thương
-Căn cứ Khoản 2 mục đ Điều 05 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016 của Chính phủ quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu:
“...đ. Tái nhập sản phẩm công nghệ thông tin đã hết thời hạn bảo hành sau khi đưa ra ngoài để sửa chữa:
Sản phẩm công nghệ thông tin tái nhập phải chính là sản phẩm đã xuất khẩu trước đó...”
Đồng thời, theo cũng quy định tại điều 6 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP nêu trên, thẩm quyền cấp phép nhập khẩu các trường hợp nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng theo điều 4 (trong đó có trường hợp tái nhập sau khi sửa chữa sản phẩm hết thời hạn bảo hành) được quy định thuộc thẩm quyền Bộ Thông tin Truyền thông .
Do đó, công ty cần xác định trường hợp tạm xuất tái nhập sản phẩm công nghệ thông tin để sửa chữa còn trong hay đã quá thời hạn bảo hành để liên hệ các cơ quan thẩm quyền và được giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật