Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự

Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Giang, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc có liên quan đến việc thi hành án dân sự, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (giang***@gmail.com)

Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được quy định tại Điều 11 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự như sau:

- Chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc trụ sở.

- Trường hợp có nhiều người phải thi hành án ở các địa phương khác nhau hoặc tài sản, thu nhập của họ ở những địa phương khác nhau thì được ủy thác từng phần cho cơ quan thi hành án ở các địa phương đó, trừ trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới.

- Việc ủy thác thi hành án được thực hiện giữa các cơ quan thi hành án không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan thi hành án trong quân đội.

- Cơ quan thi hành án cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh của địa phương mình.

Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 173/2004/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào