Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng dịch chuyển của đường cất hạ cánh
Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng dịch chuyển của đường cất hạ cánh được quy định tại Tiểu mục 1.3 Mục 1 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2014/BGTVT về Sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay như sau:
Đường CHC có ngưỡng dịch chuyển phải sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng dịch chuyển, được thể hiện trên Hình 3.
a. Sơn tín hiệu thanh ngưỡng đường cất hạ cánh
- Mục đích: Sơn tín hiệu thanh ngưỡng đường CHC được vạch ra để ngăn cách phần đường CHC sử dụng cho tàu bay hạ cánh và đường CHC không sử dụng cho tàu bay hạ cánh.
- Vị trí: Sơn tín hiệu thanh ngưỡng đường CHC trùng với vị trí ngưỡng dịch chuyển, vuông góc với đường tim đường CHC và nằm trên phần đường CHC sử dụng cho tàu bay hạ cánh.
- Màu sắc: Sơn tín hiệu thanh ngưỡng đường CHC có màu trắng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
- Đặc tính: Sơn tín hiệu thanh ngưỡng đường CHC có dạng hình chữ nhật, có chiều rộng tối thiểu là 1,8 m và kéo dài dọc theo chiều rộng của đường CHC. Đối với ngưỡng dịch chuyển tạm thời chiều rộng của thanh ngưỡng đường CHC tối thiểu là 1,2 m, được thể hiện trên Hình 3.
Hình 3 - Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC bị dịch chuyển
b. Mũi tên chỉ dẫn:
- Mục đích: Mũi tên chỉ dẫn để nhận dạng phần đường CHC trước ngưỡng dịch chuyển (phần đường CHC không sử dụng cho hạ cánh), chỉ dẫn đường tim đường CHC cho phi công trong suốt thời gian tiếp cận, cất cánh, hạ cánh.
- Vị trí: Mũi tên chỉ dẫn được sơn trên phần đường CHC trước ngưỡng dịch chuyển (phần đường CHC không sử dụng cho hạ cánh).
- Màu sắc: Mũi tên chỉ dẫn có màu trắng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
- Đặc tính: Hình dạng, kích thước của mũi tên và khoảng cách giữa các mũi tên, được thể hiện theo quy định tại Hình 3 và Hình 4.
Hình 4 - Hình dạng và kích thước mũi tên
c. Sơn tín hiệu thanh phân ranh giới đường cất hạ cánh.
- Mục đích: Sơn tín hiệu thanh phân ranh giới đường CHC được sơn ở đường CHC có ngưỡng dịch chuyển để phân định đường CHC với đoạn dừng, phân định với sân phòng phụt động cơ máy bay đầu đường CHC hoặc phân định với đường lăn kết nối vào đầu ngưỡng đường CHC.
- Vị trí: Sơn tín hiệu thanh phân ranh giới đường CHC trùng với ranh giới giữa đường CHC và đoạn dừng hoặc sân phòng phụt động cơ máy bay đầu đường CHC hoặc đường lăn kết nối vào đầu ngưỡng đường CHC, được thể hiện trên Hình 5 và Hình 6.
- Màu sắc: Sơn tín hiệu thanh phân ranh giới đường CHC có màu vàng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
- Đặc tính: Sơn tín hiệu thanh phân ranh giới đường CHC có dạng hình chữ nhật, có chiều rộng là 1 m và kéo dài suốt theo chiều ngang của đoạn dừng, sân phòng phụt động cơ máy bay đầu đường CHC hoặc đường lăn kết nối vào đầu ngưỡng đường CHC.
Hình 5 - Sơn tín hiệu sân phòng phụt động cơ tàu bay trước ngưỡng dịch chuyển của đường cất hạ cánh
Hình 6 - Sơn tín hiệu cho đường lăn kết nối vào đầu ngưỡng đường CHC trước ngưỡng dịch chuyển
Trong đó:
- CHC: cất hạ cánh.
Trên đây là nội dung quy định về sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng dịch chuyển của đường cất hạ cánh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại QCVN 79:2014/BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật