Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Tuấn, tôi đang tìm hiểu quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? 

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định tại Điều 4 Thông tư 37/2015/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 114/2014/NĐ-CP) lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.

- Hồ sơ đề nghị bao gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp có các bộ phận chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 114/2014/NĐ-CP;

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này (bản chính).

- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì chậm nhất hai (02) ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;

+ Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;

+ Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản thẩm định của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải có văn bản thông báo đến doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam và nêu rõ lý do.

- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực năm (05) năm, kể từ ngày cấp.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 37/2015/TT-BGTVT.

Trân trong!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào