Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu Đà Điểu sống và trứng đà điểu
Căn cứ điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
“Điều 10. Xuất khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
1. Cấm xuất khẩu
Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên không được xuất khẩu vì mục đích thương mại gồm:
a) Mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.
2. Xuất khẩu có giấy phép
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.
b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II, III của Công ước CITES;
- Mẫu vật thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA theo quy định của Chính phủ;
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II theo quy định của Chính phủ và mẫu vật quy định tại Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp”.
Đà điểu không thuộc mẫu động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB, IIB ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ. Tuy nhiên một số Đà điểu nam mỹ nhỏ thuộc Phụ lục I Công ước CITESvà một số Đà điểu nam mỹ nhỏ, đà điều lớn nam mỹ thuộc phụ lục II Công ước CITES quy định tại Thông tư số 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ điểm 9 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Một loài được đưa vào Phụ lục thì tất cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng cũng nằm trong Phụ lục đó, trừ khi có chú giải cụ thể. Dấu (#) đứng trước các số đặt cùng hàng tên của một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III được dùng để xác định các bộ phận hoặc dẫn xuất của loài thực vật được quy định là ‘mẫu vật’ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước theo Điều I, Khoản b, Điểm iii”.
Như vậy, trường hợp loài đà điểu và trứng đà điều xuất khẩu của công ty có nguồn gốc tự nhiên thuộc phụ lục I Công ước CITES thì cấm xuất khẩu. Trường hợp loài đà điểu và trứng đà điều xuất khẩu thuộc phụ lục II Công ước CITES hoặc thuộc phụ lục I Công ước CITES nhưng có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP thì khi xuất khẩu phải có giấy phép. Trường hợp loài đà điểu và trứng đà điều xuất khẩu của công ty không thuộc quy định tại Công ước Cites thì công ty có thể xuất khẩu như hàng hoá thông thường khác.
Hồ sơ thủ tục xuất khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2015/T-BTC ngày 25/03/2015.
Thư Viện Pháp Luật