Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng nào?
Ngày 19/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Theo đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 96/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cụ thể, lực lượng này hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Coast Guard.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Cũng theo quy định này, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm, tội phạm trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cá nhân, tổ chức và phương tiện hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn và chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 86/2009/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật