Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hằng hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 16 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về quy định hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/02/2018), theo đó: 

1. Hội đồng tự đánh giá chất lượng có chức năng giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các cấp trình độ. Hội đồng tự đánh giá chất lượng do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ, có ít nhất 11 thành viên đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và ít nhất 07 thành viên đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng riêng cho từng chương trình đào tạo; số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ; có ít nhất 07 thành viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng, bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.

a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phụ trách công tác kiểm định chất lượng, bảo đảm chất lượng. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo;

c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu của đơn vị phụ trách đối với trường cao đẳng, trường trung cấp; trưởng phòng đào tạo đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Thư ký là đại diện của đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo;

d) Các thành viên khác của Hội đồng tự đánh giá chất lượng là đại diện lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, nhà giáo có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín và có ít nhất 02 đại diện doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc.

4. Hội đồng tự đánh giá chất lượng có các nhiệm vụ sau:

a) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng;

b) Thông qua báo cáo tự đánh giá chất lượng và các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng;

c) Phối hợp, hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nếu có).

Trên đây là tư vấn về thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục nghề nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào