Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng cơ cấu thủy lực
1/ Về mã HS:
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp tài liệu kỹ thuật, catalogue, hình ảnh của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
Về phân loại mã HS hiện nay Công ty có thể tham khảo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính; 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC
- Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, Công ty có thể tham khảo phân nhóm sau:
+ Phân nhóm 84.27: Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng.
- Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:
+ Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
2/ Về chính sách nhập khẩu:
Căn cứ điểm 86 mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT thì: “Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng” thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải . Do đó, công ty cần đối chiếu xe nâng tay nhập khẩu với các tiêu chuẩn Phụ lục 1 Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT để thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy (nếu có).
Thư Viện Pháp Luật