Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy giặt công nghiệp

Công ty nhập một lô máy giặt từ USA về, công suất máy ~500kg/lần, và áp mã Hs code là 84514000 nhưng cơ quan hải quan yêu cầu sử dụng mã 8450- sử dụng cho gia đình. Vậy áp mã Hs code nào là đúng ? Và tại sao nhập máy giặt về cho công nghiệp sản xuất lại yêu cầu áp mã sang mã của máy giặt gia đình?

- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

- Do công ty không cung cấp tài liệu kỹ thuật, catalogue, hình ảnh của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.

- Chú của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa thì:

+ Phân nhóm 84.50: Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô.

Nhóm này bao gồm máy giặt gia đình hoặc máy giặt chuyên dùng cho các tiệm giặt (dùng hoặc không dùng điện và bất kỳ trọng lượng nào). chúng thường bao gồm các thiết bị mái chèo hoặc các trục xoay tròn để giữ cho chất lỏng chuyển động vòng quanh xuyên qua các vật chứa bên trong, hoặc đôi khi bao gồm thiết bị để tạo ra những chấn động ở tần số cao đối với chất lỏng.

Nhóm này cũng bao gồm máy vừa giặt vừa sấy:

Tuy nhiên, máy tẩy khô thuộc nhóm 84.51.

+ Phân nhóm 84.51:Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt.

(a) máy giặt, vắt, là hoặc ép có hoặc không được gắn với các thiết bị làm nóng

Nhóm này bao gồm:

(1) Máy giặt công nghiệp sợi dệt hoặc vải dệt hoặc các sản phẩm dệt loại trừ máy giặt thuộc nhóm 84.50 (ví dụ, máy giặt kiểu đường hầm mà qua đó các cuộn sợi được rút, được phun nước liên tiếp để giặt và sấy; máy giặt cuộn dải hoa lá các hàng hóa dạng mảnh).

(2) Máy vắt và máy cán là.

(3) Máy lắc - vò nhàu được sử dụng trong giặt là để gỡ rối các quần áo ẩm ướt và mở chúng ra để chuẩn bị sẵn sàng cho việc là.

(4) Máy là và máy có phun hơi nước dùng để ép hàng may mặc (kể cả máy ép nước) nhưng loại trừ máy làm mượt hoặc máy là thuộc loại máy cán ép, có hoặc không được sử dụng trong gia đình, thuộc nhóm 84.20.

Như vậy, khi xác định mã HS của hàng hoá, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào cấu tạo, công suất, công dụng…. để phân loại. Do đó, công ty phải có tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng,...để giải trình với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục về mục đích sử dụng theo thiết kế để được xem xét việc áp mã HS đúng thực tế hàng nhập khẩu.

- Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:

+ Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.

+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.

- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào