Không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa nào?
Không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
...
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
Theo đó, không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, cụ thể như sau:
Hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:
a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
c) Rượu các loại;
d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
Tuy nhiên hiện tại, Điều này đã bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-BTC và chưa có quy định thay thế.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật