Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Theo quy định tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định cụ thể như sau:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
+ Truyện, thơ, câu đố;
+ Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
+ Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
- Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật