Lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
- Đối với tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính quy định khung lãi suất phát hành tín phiếu trong từng thời kỳ hoặc từng phiên phát hành. Căn cứ vào khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định, Kho bạc Nhà nước lựa chọn và quyết định lãi suất phát hành tín phiếu đối với từng phiên đấu thầu.
- Đối với tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước, lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Và tại Điều 16 Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN có quy định về mức lãi suất như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp, thống nhất với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án phát hành tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước đối với từng đợt phát hành để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Phương án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Mục đích phát hành;
+ Khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu;
+ Mệnh giá tín phiếu;
+ Lãi suất phát hành dự kiến;
+ Đồng tiền phát hành;
+ Thời điểm phát hành dự kiến;
+ Phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi đến hạn;
+ Đăng ký, lưu ký và niêm yết giao dịch tín phiếu.
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trao đổi và thống nhất với Ngân hàng Nhà nước về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn và kế hoạch từng đợt phát hành tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu nằm trong cùng một năm ngân sách.
- Lãi suất tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tham khảo lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất.
- Trên cơ sở khối lượng, lãi suất, kỳ hạn và thời điểm được thống nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Kho bạc Nhà nước ký Hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này, trong đó quy định các điều kiện, điều khoản của đợt phát hành bao gồm: khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, giá bán tín phiếu, ngày thanh toán tiền mua tín phiếu, ngày đáo hạn tín phiếu, tài khoản nhận tiền mua tín phiếu và đăng ký, lưu ký tín phiếu (nếu có).
- Căn cứ vào hợp đồng mua bán tín phiếu, Kho bạc Nhà nước theo dõi việc chuyển tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, hạch toán kế toán và thanh toán tín phiếu khi đến hạn.
Trên đây là nội dung câu trả lời về lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật