Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp
Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, và Thông tư 147/2016/TT-BTC cụ thể như sau;
- Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với tài sản cố định đi thuê:
+ TSCĐ thuê hoạt động:
++ Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
++ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
+ Đối với TSCĐ thuê tài chính:
++ Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
++ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
+ Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
- Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này khi nhượng bán, thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hoặc bổ sung vốn điều lệ sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật