Thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ

Việc thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Toản, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh và quản lý cạnh tranh. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Ngọc Toản (ngoctoan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 36 Luật cạnh tranh 2004 thì việc thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ được quy định cụ thể như sau:

- Các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ chỉ được thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

- Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật cạnh tranh 2004.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào