Ca ra vát (caravat) của hải quan
Ca ra vát (caravat) của hải quan được quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định 10/2005/NĐ-CP về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan như sau:
Ca ra vát (caravat) mầu xanh đen, trên góc trái phía đầu to của ca ra vát có in biểu tượng hải quan, dùng cho cả trang phục thu - đông và lễ phục.
Theo đó:
1. áo quần lễ phục
a) áo mùa đông: mầu ghi hồng, có vải lót trong, ve nhọn, cổ thụt. Thân sau có cầu vai, cầu vai có 2 đỉa. Ngực có 4 cúc to (đường kính 22 mm) bằng kim loại mầu vàng nhạt có hình nổi lá chắn ở giữa, bên trong lá chắn có hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én. Sống lưng áo sau có xẻ.
- áo nam: hai thân trước có 4 túi, nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
- áo nữ: hai thân trước có 2 túi dưới, nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài. Cúc các túi kiểu như cúc ngực, cúc túi trên đường kính 16 mm, cúc túi dưới đường kính 22 mm.
b) áo mùa hè: mầu và kiểu dáng tương tự như áo mùa đông, nhưng khác áo mùa đông là kiểu áo cộc tay và không có vải lót trong.
c) Quần: mầu ghi hồng may kiểu âu phục, dừng chung cả lễ phục mùa đông, mùa hè.
...
3. áo quần thu - đông: cùng kiểu, cùng mầu và dùng chung cho các lực lượng hải quan, cụ thể:
a) áo thu - đông mầu xanh đen, gồm:
- áo nam giống như áo lễ phục; phần khác áo lễ phục gồm: đầu cổ, đầu ve làm bằng nhau; hai thân trước có 4 túi, nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
- áo nữ may kiểu áo vét (vest), cầu vai có đỉa để đeo cấp hiệu.
b) Quần thu - đông kiểu âu phục mầu xanh đen dùng cho cả nam và nữ.
4. áo mặc trong lễ phục và thu - đông gồm: áo sơ mi mầu trắng, dài tay, cổ đứng để thắt ca ra vát (caravat) dùng cho cả nam và nữ.
Trên đây là nội dung quy định về ca ra vát (caravat) của hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật