Công tác kiểm sát thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự

Công tác kiểm sát thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Oanh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Công tác kiểm sát thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.       

Theo quy định tại Điều 49 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 thì Công tác kiểm sát thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như sau:

Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án được thu thập, quản lý từ các nguồn sau đây:

1. Thông qua trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

2. Thông qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, sổ theo dõi về việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự của buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, nhà tạm giữ, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; hồ sơ, tài liệu về việc áp dụng việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án;

3. Thông qua quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị;

4. Thông qua thông tin, báo cáo của người có thẩm quyền trong quản lý, canh gác, dẫn giải, giám sát tại buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, nhà tạm giữ, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự;

5. Thông qua kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

6. Thông qua khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án, người phải chấp hành biện pháp tư pháp và của công dân;

7. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

8. Thông qua các nguồn thông tin khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về Công tác kiểm sát thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án hình sự

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào