Tầng hầm là gì?
Tầng hầm là gì?
Theo quy định tại Mục 1.5.13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Tầng hầm được quy định như sau:
Tầng hầm là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.
Tầng nửa hầm là gì?
Tầng nửa hầm là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.
Tầng trên mặt đất là tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng kỹ thuật là tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.
Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.
Ngoài ra, trong quy chuẩn này còn có các thuật ngữ khác như:
Công trình xây dựng
Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
Nhà (tòa nhà)
Công trình xây dựng có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được xây dựng ở một vị trí cố định.
Công trình dân dụng
Công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.
Loại công trình xây dựng
Công trình xây dựng được phân theo mục đích sử dụng của nhà và công trình (nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà máy sản xuất xi măng, cấp nước …). Một dự án đầu tư có thể có nhiều loại công trình.
Trân trọng!