Văn phòng giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào?

Văn phòng giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập, tôi là Thế An. Gần đây tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi. Cụ thể là văn phòng giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Văn phòng giám định tư pháp được pháp luật quy định tại Điều 12 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp. Cụ thể như sau:

- Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luật doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.

- Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời về văn phòng giám định tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 85/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào