Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an trong giám định tư pháp
Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an trong giám định tư pháp quy định tại Điều 9 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp. Cụ thể như sau:
1. Viện khoa học hình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
b) Xây dựng quy chuẩn giám định kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật hình sự;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ kỹ thuật hình sự đối với các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong toàn quốc theo quy định của Bộ Công an.
đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự và pháp y;
e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của Bộ Công an;
g) Tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động pháp y trong ngành công an theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi Viện pháp y quốc gia; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định kỹ thuật hình sự và pháp y;
h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trên đây là nội dung câu trả lời về chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an trong giám định tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 85/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật