Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc đơn vị
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định việc phân cấp quản lý công, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc đơn vị được quy định như sau:
1. Thực hiện thẩm quyền về quản lý công chức, người lao động được phân cấp tại Điều 6 Thông tư này đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp.
2. Gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các văn bản, quyết định về công tác cán bộ ngay sau khi quyết định theo thẩm quyền được phân cấp để quản lý, theo dõi và lưu hồ sơ công chức, người lao động theo quy định.
3. Tự kiểm tra việc thực hiện các nội dung quản lý công chức, người lao động đã được phân cấp; thực hiện có hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng trong quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục.
4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự về tình hình, kết quả thực hiện thẩm quyền đã được phân cấp, chậm nhất vào ngày 30/6 đối với báo cáo 06 tháng và chậm nhất vào ngày 31/12 đối với báo cáo năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc đơn vị. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2015/TT-BTP.
Trân trọng!