Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?

Thuật ngữ khảo nghiệm giống thủy sản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Bảo, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thủy sản và quản lý nhà nước về thủy sản. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thuật ngữ khảo nghiệm giống thủy sản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Bảo (hoangbao*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì thuật ngữ khảo nghiệm giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:

Khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm.

Trong đó, theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

Trên đây là nội dung tư vấn về thuật ngữ khảo nghiệm giống thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào