Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ được quy định như thế nào?
Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ?
Bảo lãnh Chính phủ là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì đối tượng được bảo lãnh Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ bao gồm:
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.
- Ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước
Ngoài ra, các đối tượng trên phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
+ Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
+ Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
+ Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
- Ngân hàng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành;
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
+ Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
-Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường vốn trong nước, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công 2017, doanh nghiệp phải có hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng được bảo lãnh Chính phủ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được quy định ra sao?
Tại Khoản 4 Điều 24 Luật Quản lý nợ công 2017 có quy định về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm như sau:
4. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm đã được Quốc hội quyết định;
b) Căn cứ nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định hạn mức bảo lãnh năm kế hoạch.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật