Nguyên tắc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông

Nguyên tắc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thế Bảo, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông giúp, cụ thể là nguyên tắc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường.

Nguyên tắc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (có hiệu lực từ ngày 02/02/2018), cụ thể như sau:

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.

- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những nguyên tắc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào