Thủ tục giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Thủ tục giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tuấn Anh, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi, cụ thể như sau: Thủ tục giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  (0978******)

Thủ tục giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trợ giúp pháp lý (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), cụ thể như sau:

- Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh. Hồ sơ giải thể Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc giải thể Chi nhánh và dự thảo Quyết định giải thể Chi nhánh.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể Chi nhánh.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm miễn nhiệm Trưởng Chi nhánh.

- Việc giải thể Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;

+ Ngày ra quyết định giải thể;

+ Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 144/2017/NĐ-CP. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào