Phương thức giám sát an toàn hệ thống thông tin

Phương thức giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tài Ích hiện đang làm việc tại bộ phận kỹ thuật của Viettel, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể như sau: Phương thức giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Phương thức giám sát an toàn hệ thống thông tin được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT về quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, cụ thể như sau:

1. Giám sát được thực hiện qua phương thức giám sát trực tiếp hoặc phương thức giám sát gián tiếp. Chủ quản hệ thống thông tin có thể trực tiếp triển khai hoặc thuê dịch vụ giám sát. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào năng lực, tình hình và nguồn lực thực tế chủ quản hệ thống thông tin đề nghị các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ giám sát phù hợp với nguồn lực thực tế.

2. Giám sát trực tiếp là hoạt động giám sát được tiến hành bằng cách đặt các thiết bị có chức năng phân tích luồng dữ liệu (quan trắc), thu nhận trực tiếp thông tin nhật ký, cảnh báo hệ thống được giám sát để phát hiện ra các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng. Giám sát trực tiếp bao gồm các hoạt động sau:

a) Phân tích, thu thập các thông tin an toàn thông tin mạng:

- Phân tích, quan trắc an toàn thông tin mạng trên đường truyền mạng/luồng thông tin tại các cổng kết nối Internet bằng các công cụ có khả năng phân tích đường truyền mạng để phát hiện tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng như thiết bị phát hiện/ngăn ngừa tấn công phù hợp với đối tượng được giám sát (ví dụ: IDS/IPS/Web Firewall v.v...);

- Thu thập nhật ký (log file), cảnh báo an toàn thông tin mạng phản ánh hoạt động các ứng dụng, hệ thống thông tin, thiết bị an toàn thông tin.

b) Tổng hợp, đồng bộ, xác minh và xử lý các thông tin an toàn thông tin mạng để phát hiện ra các tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng hoặc loại bỏ các thông tin không chính xác.

3. Giám sát gián tiếp là hoạt động giám sát thực hiện các kỹ thuật thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có liên quan; kiểm tra, rà soát đối tượng cần giám sát để phát hiện tình trạng hoạt động, khả năng đáp ứng và kết hợp với một số yếu tố khác có liên quan để phân tích nhằm phát hiện ra các tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng. Giám sát gián tiếp bao gồm các hoạt động sau:

a) Thu thập, phân tích, xác minh các thông tin về tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng liên quan đến đối tượng giám sát từ các nguồn thông tin có liên quan;

b) Kiểm tra, rà soát từ xa hoặc trực tiếp các đối tượng được giám sát để đánh giá tình trạng, phát hiện tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng có khả năng bị khai thác, tấn công, gây hại.

Trên đây là nội dung câu trả lời về phương thức giám sát an toàn hệ thống thông tin. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề nàu bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 31/2017/TT-BTTTT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào