Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế hành án dân sự trong Quân đội

Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế hành án dân sự trong Quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Ngọc Châu, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan về việc thi hành án dân sự. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ các anh/ chị trong ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể như sau: Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế hành án dân sự trong Quân đội được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn!  

Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế hành án dân sự trong Quân đội được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ cưỡng chế và trao đổi thống nhất với cơ quan thi hành án cấp quân khu.

2. Nội dung kế hoạch bảo vệ cưỡng chế bao gồm:

a) Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ cưỡng chế, công tác bảo đảm an toàn cho việc cưỡng chế;

b) Tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ cưỡng chế;

c) Nhiệm vụ cụ thể của người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo vệ cưỡng chế;

d) Trách nhiệm của từng đơn vị trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị nghiệp vụ khác;

đ) Lực lượng, phương tiện dự phòng khi có tình huống phát sinh đối với những vụ việc cưỡng chế lớn được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.

3. Nội dung phương án bảo vệ cưỡng chế bao gồm:

a) Khái quát nhiệm vụ và đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ cưỡng chế;

b) Dự kiến tình huống có thể xảy ra, đặc biệt lưu ý các tình huống chống đối, gây hậu quả cháy, nổ, thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, tổ chức, lực lượng tham gia cưỡng chế, cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ cưỡng chế và phương án xử lý các tình huống đó (nêu rõ trách nhiệm của người chỉ huy, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong từng tình huống cụ thể);

c) Nhiệm vụ của người chỉ huy, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cưỡng chế;

d) Lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác phục vụ cho bảo vệ cưỡng chế; lực lượng, phương tiện dự phòng;

đ) Quy ước phối hợp và quy ước thông tin liên lạc.

Phương án bảo vệ cưỡng chế được thể hiện bằng văn bản, có sơ đồ kèm theo.

4. Kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế được gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế 05 ngày làm việc.

Trên đây là nội dung câu trả lời về phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế hành án dân sự trong Quân đội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào