Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai

Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Đại Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trần Đại Phong (daiphong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 thì nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên taiđược quy định cụ thể như sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật phòng, chống thiên tai năm 2013.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào