Kiểm tra nguồn gốc lâm sản

Kiểm tra nguồn gốc lâm sản gồm những hoạt động nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Minh Vy, hiện đang sống tại Quận 2, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Kiểm tra nguồn gốc lâm sản gồm những hoạt động nào? Thời điểm thực hiện việc kiểm tra là khi nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin cảm ơn.  

Theo quy định tại Điều 42 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:

1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.

Trên đây là nội dung tư vấn về kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Lâm nghiệp 2017.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào