Quyền của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Quyền của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Văn Lành, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trần Văn Lành (tranlanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 13 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 thì quyền của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế.

- Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ. ( Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 08/2017/TT-BKHCN )

- Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan ( được hướng dẫn bởi các Điều 19, 20, 23 Nghị định 08/2014/NĐ-CP )

- Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.

- Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.

- Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật khoa học và công nghệ năm 2013.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào