Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Tuy Hòa, Phú Yên. Tôi dự định nhập khẩu một vài máy in từ Singapore để mở cơ sở in ấn, gia công in. Tuy nhiên, tôi thắc mắc không biết theo quy định pháp luật hiện hành thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in có trách nhiệm ra sao? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Phương Mai (mai***@gmail.com)

Ngày 19/6/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in. Nghị định này quy định về hoạt động in bao gồm: Điều kiện hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in; sao chụp (sau đây gọi là photocopy); hợp tác của các cơ sở in để chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in; nhập khẩu thiết bị ngành in. Hoạt động chế bản, in, gia công sau in đối với xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản.

Theo đó, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 29 Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Nhập khẩu đúng với nội dung ghi trong giấy phép nhập khẩu.

2. Không được sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng giấy phép nhập khẩu thiết bị in.

3. Tuân thủ quy định về nhập khẩu thiết bị in tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu thiết bị in.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào