Hướng dẫn ghi phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo ở cơ quan Đảng, Nhà nước

Việc ghi phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo ở cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh Hưng, hiện đang làm việc tại Bình Thuận. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm và tôi có câu hỏi sau: Ghi phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo ở cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin cảm ơn. 

Theo quy định tại Khoản 7.2 Điều 7 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

- Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

- Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

- Phiếu không hợp lệ là phiếu có một trong các trường hợp sau: Phiếu không do Ban Kiểm phiếu phát ra; phiếu có gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu có ghi thêm tên người hoặc các thông tin khác vào phiếu; phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô tương ứng với tên của một người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trên đây là nội dung tư vấn về hướng dẫn việc ghi phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo ở cơ quan Đảng, Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 262-QĐ/TW năm 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào