Lựa chọn sơ đồ cầu và bố trí chung trong thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh
Lựa chọn sơ đồ cầu và bố trí chung trong thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và Thông tư 38/2015/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
1. Áp dụng sơ đồ một nhịp có 2 tháp cầu bố trí trên trụ (mố) tại vị trí bờ sông, suối ổn định, không có nguy cơ sụt lở ở hai bờ sông, suối theo hình 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Để giảm bớt sự bồi lắng và sạt lở bờ sông, suối khu vực sát cầu có thể đưa vị trí 2 tháp và trụ (mố) vào xa trong bờ. Nếu điều kiện thủy văn và thủy lực có nguy cơ gây sạt lở trước móng trụ (mố) cần bố trí công trình bảo vệ mép thân móng trụ (mố) đủ ổn định vững chắc.
3. Tỷ lệ đường tên cáp chủ (f)/chiều dài nhịp (L) phải chọn trong khoảng f/L= 1/8 - 1/12.
4. Độ vồng tương đối của mặt cầu sau khi thi công xong phải đạt trị số không nhỏ hơn 1,5L/100.
5. Hai góc nghiêng của cáp chủ tại vị trí đỉnh tháp theo phía mố neo và nhịp dầm nên chọn bằng nhau.
6. Để tăng ổn định kết cấu nhịp có thể áp dụng sơ đồ cáp chủ nối sát với hệ mặt cầu tại giữa nhịp (không có dây treo tại đó).
7. Yêu cầu tần số dao động riêng của kết cấu nhịp theo phương thẳng đứng và phương ngang không được trùng hoặc là bội số của nhau.
8. Độ dốc dọc đường đầu cầu tùy theo điều kiện cục bộ không dốc hơn 11%. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn về địa hình, có thể châm chước độ dốc dọc tối đa 15%.
9. Cao độ đáy dầm phải cao hơn mực nước thiết kế tối thiểu 1m (để tránh hiện tượng cây trôi va vào dầm cầu trong trường hợp xảy ra lũ lớn).
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lựa chọn sơ đồ cầu và bố trí chung trong thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật