Trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định như thế nào?  Xin chào Qúy Ban biên tập, tôi là Hữu Quân hiện đang là nhân viên quản lý tại Công ty ắc quy Đồng Nai, vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ trách nhiệm của nhà sản xuất ra chính những sản phẩm thải bỏ đó được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 5 Quyết định 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:

Khoảng 199.000 kết quả (0,64 giây)
QC
1. Tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam.

2. Thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo các hình thức sau:

a) Tự thiết lập hoặc phối hợp với nhà sản xuất khác để thiết lập;

b) Thiết lập tại địa điểm riêng hoặc phối hợp với cơ sở phân phối để thiết lập tại địa điểm của cơ sở phân phối.

3. Điểm thu hồi phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm thải bỏ.

4. Có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất.

5. Tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu.

6. Xây dựng và thực hiện chính sách hợp lý, ưu đãi, tuyên truyền đối với người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân thu gom chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm tiếp nhận.

7. Tổ chức việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến các trạm trung chuyển (nếu có) và cơ sở xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

8. Tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức sau:

a) Trực tiếp xử lý;

b) Chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp;

c) Xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý;

d) Tái sử dụng;

đ) Các hình thức khác theo quy định.

9. Khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý từ các điểm thu hồi do mình trực tiếp thiết lập thì phải thực hiện kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại với vai trò đại diện chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

10. Hàng năm, báo cáo Tổng cục Môi trường về các thông tin sau:

a) Lượng sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam;

b) Danh sách điểm thu hồi và nơi xử lý sản phẩm thải bỏ;

c) Kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

d) Các trường hợp từ chối tiếp nhận sản phẩm thải bỏ và lý do từ chối tiếp nhận.

11. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương về các điểm thu hồi nằm bên ngoài cơ sở phân phối và khuôn viên cơ sở của nhà sản xuất.

12. Công khai thông tin về danh sách các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và trang thông tin điện tử của mình (nếu có).

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về biển báo, dấu hiệu nhận biết và quy trình quản lý điểm thu hồi.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 16/2015/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào