Dịch vụ Lo-gi-stíc được phân loại như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc thì việc phân loại dịch vụ Lo-gi-stíc được quy định cụ thể như sau:
Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại được phân loại như sau:
- Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
+ Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
+ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
+ Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
- Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
+ Dịch vụ vận tải hàng hải;
+ Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
+ Dịch vụ vận tải hàng không;
+ Dịch vụ vận tải đường sắt;
+ Dịch vụ vận tải đường bộ;
+ Dịch vụ vận tải đường ống.
- Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
+ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
+ Dịch vụ bưu chính;
+ Dịch vụ thương mại bán buôn;
+ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
+ Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc phân loại dịch vụ Lo-gi-stíc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật