Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán trong quy trình kiểm toán doanh nghiệp

Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Nhật Quân, là nhân viên văn phòng đang làm việc tại công ty đường sắt Việt Nam, vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc về quy trình kiểm toán doanh nghiệp muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán trong quy trình kiểm toán doanh nghiệp được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn! 

Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán được quy định tại Điều 9 Quyết định 10/2017/QĐ-KTNN về quy trình kiểm toán doanh nghiệp do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành (có hiệu lực từ ngày 05/01/2018), cụ thể như sau:

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán cần được thực hiện một cách liên tục trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán. Tuy nhiên ở bước chuẩn bị kiểm toán chỉ tiến hành đánh giá ở mức độ tổng thể để xác định các vấn đề cần lưu ý và cách thức xử lý cho các bước tiếp theo của quy trình.

Trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập được, kiểm toán viên cần đưa ra các xét đoán sơ bộ về mức độ của rủi ro có sai sót trọng yếu trên cơ sở phân tích các nguyên nhân sau:

+ Do ngành nghề và tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra các cơ hội xảy ra gian lận, sai sót;

+ Do tập quán văn hóa hay thói quen ứng xử làm sai lệch cách nhìn nhận về gian lận cho rằng chúng chỉ là bình thường hoặc giống như các sai sót không đáng kể;

+ Do hệ thống kiểm soát nội bộ yếu (yếu tố quy trình hoặc con người) liên quan đến các hoạt động kinh doanh dễ bị gian lận mà khó phát hiện được;

+ Do ý chí chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đạt một mục tiêu nào đó do áp lực của hoạt động kinh doanh hoặc dư luận trong doanh nghiệp và của xã hội;

+ Do quy mô, độ lớn của tập đoàn, tổng công ty, số lượng các công ty con, các doanh nghiệp thuộc và trực thuộc.

Dựa trên sự phân tích các xét đoán trên, kiểm toán viên cần đưa ra các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm toán cần thiết để xem xét về rủi ro kiểm toán; trên cơ sở đó hướng dẫn các biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Quá trình xem xét này phải được thực hiện phù hợp với mục tiêu, phạm vi và cấp độ của từng cuộc kiểm toán.

Trên đây là nội dung câu trả lời đối với thắc mắc về việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 10/2017/QĐ-KTNN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào