Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại IV ngành khoa học và công nghệ

Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại IV ngành khoa học và công nghệ bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Như Hải hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại IV ngành khoa học và công nghệ bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại IV ngành khoa học và công nghệ được quy định tại Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: 

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Làm công việc bức xạ trực tiếp, làm việc với các nguồn bức xạ khác có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 10.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ.

Thử nghiệm tương thích điện từ.

Tiếp xúc trực tiếp với điện từ trường.

Trên đây là tư vấn về những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm điều kiện lao động loại IV ngành khoa học và công nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào