Trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp

Trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác tại Bình Định trong lĩnh vực tư pháp. Tôi được biết, TAND tối cao vừa ban hành quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi, hiện nay, người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân có trách nhiệm ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Thùy Mai (mai***@gmail.com)

Ngày 23/11/2017, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân.

Theo đó, trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017. Cụ thể bao gồm:

Trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân:

a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân theo đúng quy định tại Quy chế này. Tuyệt đối không được cho mượn Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm mất hoặc làm hư hỏng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân phải báo cáo và giải trình với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý; đồng thời đề nghị được cấp đổi, cấp lại Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải trả lại Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân cho cơ quan quản lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 23 Quy chế này.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội thẩm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào