Phối hợp trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Phối hợp trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi là Khánh Linh, hiện đang sống và làm việc tại Quận Tân Bình, Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng tôi chưa tìm được văn bản quy định. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Phối hợp trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.    

The quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-TANDTC-BLĐTBXH-VKSDTC hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân.

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cần có sự phối hợp giữa Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Quản lý lao động ngoài nước, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nơi thụ lý vụ án, và các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện các việc sau đây:

1. Khi có vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà Toà án nhân dân đã có văn bản yêu cầu trao đổi ý kiến thì Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề mà Toà án yêu cầu.

2. Khi có yêu cầu bằng văn bản của Tòa án hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết vụ án, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan đến bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án có thể áp dụng quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng dân sựvề ủy thác thu thập chứng cứ để yêu cầu Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn có Ban Quản lý lao động) hoặc của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn không có Ban Quản lý lao động); các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu không cung cấp được chứng cứ cho Tòa án thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho Tòa án đã yêu cầu biết.

4. Khi có yêu cầu, Toà án đã giải quyết vụ án có trách nhiệm gửi bản án, quyết định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về phối hợp trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-TANDTC-BLĐTBXH-VKSDTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào